Tại nước ta hiện nay xuất hiện rất nhiều các khu công nghiệp khác nhau, chính vì thế việc tăng các loại phế liệu công nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vậy có thể hiểu phế liệu công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm này cũng như quy trình xử lý phế liệu công nghiệp tiêu chuẩn tại nước ta hiện nay.
Định nghĩa phế liệu công nghiệp là gì?
Nếu bạn từng làm việc liên quan đến các khu công nghiệp thì chắc hẳn đã ít nhất một lần nghe thấy cụm từ “phế liệu công nghiệp”. Thực chất khi nhắc đến khái niệm này, ta có thể hiểu đơn giản, phế liệu là toàn bộ những vật dụng thừa, đã hết giá trị sử dụng trong một quy trình sản xuất nói chung.
Những loại phế liệu công nghiệp này sau khi thải ra sẽ được các cơ sở phế liệu thu gom lại và tạo ra một sản phẩm có tính hữu hiệu khác trong đời sống. Phế liệu công nghiệp khác với phế thải hay rác thải ở chỗ là chúng có thể được sử dụng với mục đích khác, hay nói cách khác là chúng vẫn còn giá trị sử dụng.
Phế liệu công nghiệp được thu gom thường là những loại như: Phế liệu kim loại, trang thiết bị cũ,… hay một số chất phóng xạ khác như các chất phóng xạ hay photpho,...
Phân loại phế liệu công nghiệp
Để dễ dàng cho quá trình thu gom và tái chế, các cơ sở thường phải phân loại rất rõ ràng từng loại phế liệu. Theo một cách chung nhất, chúng ta thường phân loại phế liệu công nghiệp thành 4 nhóm chính, đó là:
- Nhóm 1: Các loại phế liệu công nghiệp là chất rắn và không nguy hại cho môi trường cũng như sức khoẻ con người.
- Nhóm 2: Bao gồm các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ không độc hại nói chung. Ví dụ như thạch cao, thuỷ tinh, than hoạt tính, gốm sứ,…
- Nhóm 3: Phế liệu công nghiệp kim loại nặng hoặc nhựa nguyên chất, chưa bị lẫn với các loại chất bẩn khác như cao su, da hay mùn,…
- Nhóm 4: Bao gồm các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ không độc hại, phát sinh từ quy trình đóng gói. Ví dụ như băng keo, nhựa dẻo,...
Phế liệu công nghiệp có gây nguy hiểm cho môi trường sống không?
Những loại phế liệu công nghiệp nói chung hay những nguyên liệu, hoá chất khi đưa ra môi trường sống, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người.
Đặc biệt tại những thành phố có khu công nghiệp lớn, khối lượng phế liệu công nghiệp thải ra trong một ngày là khá lớn. Đặc biệt là những loại hoá chất, các vật liệu bị clo hoá phân huỷ chậm, các chất axit hoặc kiềm mạnh có thể gây ra cháy nổ, bỏng da, nghiêm trọng hơn nữa là nhiễm độc toàn thân. Bên cạnh đó, việc thải ra một số lượng lớn phế liệu như thế cũng rất gây mất thẩm mỹ, mỹ quan của môi trường sống.
Trên thực tế, chúng ta cũng đã từng bắt gặp nhiều trường hợp xử lý phế liệu không khôn khéo, đem chôn trực tiếp xuống đất, lâu dần những phế liệu này có thể ngấm vào các mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến những người dân sống xung quanh. Chính vì vậy, trong các khu công nghiệp hiện nay, phần lớn đã phải xây dựng thêm các công nghệ xử lý các chất thải và liên kết với các cơ sở thu mua phế liệu công nghiệp.
Quy trình xử lý phế liệu công nghiệp phổ biến
Phế liệu công nghiệp sau khi đào thải ra được các cơ sở thu mua lại, xử lý và tái chế thành những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Một quy trình xử lý tiêu chuẩn được diễn ra theo những bước như sau:
-Bước 1: Phân loại các phế liệu theo đúng chủng loại, tính chất, đặc điểm.
- Bước 2: Đem rửa sạch các loại phế liệu, phơi khô.
- Bước 3: Đưa phế liệu sau khi phân loại vào các thiết bị cắt, xay nhỏ.
- Bước 4: Tái chế thành các thành phẩm khác.
Đây là những bước chung nhất của quá trình xử lý. Trên thực tế, đối với một số loại phế liệu đặc biệt, quy trình này có thể thêm một vài bước như đốt với nhiệt độ cao.